Đời sống

Lừa đảo tiền cọc Jeonse đang trở thành vấn nạn xã hội tại Hàn Quốc, chuyện gì đang xảy ra?

2023.04.21 04:16
Lượt xem 302
Reporter Hasung Song
0

Tóm tắt nội dung

Nạn nhân tiếp tục gia tăng trên toàn quốc và có nhiều trường hợp tự sát nối tiếp nhau ... Các biện pháp của chính phủ còn hạn chế

Nội dung bài viết

Gần đây, trong suốt vài tháng qua, việc lừa đảo tiền cọc Jeonse đã trở thành một vấn đề lớn của xã hội lớn Hàn Quốc. Papaya Story cũng đã nhiều lần đăng tải các tin tức liên quan đến vấn đề này. Và sự việc đang phát triển đến mức mà chúng tôi phải đăng tin lại.<Ảnh=Unsplash>

 

Sự tràn lan liên tục của các vụ lừa đảo tiền cọc Jeonse

Các vụ lừa đảo tiền cọc Jeonse đang lan rộng từ các khu vực đô thị đến các địa phương khác như Daejeon và Busan. Tình trạng ‘Chủ nhà biến mất không trả lại tiền đặt cọc và người thuê nhà thì chỉ biết dậm chân như ngồi trên đống lửa’ cứ lặp đi lặp lại.

Vụ việc này gây chú ý trở lại khi nạn nhân A là một trong những nạn nhân của vụ việc lừa đảo tiền cọc Jeonse, đã để lại di chúc và tự kết liễu đời mình vào ngày 17/4 vừa qua.

Nạn nhân A đã tự tử trong hoàn cảnh phải chịu túng quẫn vì không có tiền và không nhận lại được số tiền 90 triệu won đã đặt cọc. Đây là trường hợp nạn nhân tử vong thứ 3 xảy ra chỉ riêng tại Incheon trong 2 tháng qua.

Theo đó, chính phủ Hàn Quốc đang phải vật lộn để có thể đưa ra các biện pháp đối phó đặc biệt.

 

Giá bất động sản giảm và lừa đảo tiền cọc Jeonse

Có nhiều cách mà những người xấu sử dụng trong việc lừa đảo tiền cọc Jeonse. Hình thức cơ bản nhất là trường hợp đưa ra mức tiền cọc Jeonse tương đương với giá nhà. Giả sử, một người thuê nhà đã đặt cọc Jeonse 90 triệu won cho một ngôi nhà có giá là 100 triệu won vào năm 2021.

Nhưng nếu giá của ngôi nhà này giảm xuống dưới 90 triệu won trong năm nay, thì ngôi nhà này sẽ vô giá trị. Và theo quan điểm của chủ nhà thì tiền cọc Jeonse cũng giống như khoản nợ, nên ngôi nhà này cũng trở thành một ngôi nhà rỗng vô giá trị.

Vì thế, chủ nhà sẽ sang nhượng căn nhà này lại cho người khác mà không cần nhận tiền. Và khi chủ nhà mới tiếp nhận nhà mà không cần vốn theo cách này, thì đó được gọi là 'Đầu tư kép không vốn'.

Trường hợp giá nhà tăng lên sau khi đầu tư kép không vốn, thì chủ nhà mới sẽ là người may mắn, nhưng khi giá nhà giảm, thì chủ nhà mới sẽ phải trả lại tiền đặt cọc Jeonse cho người thuê. Và trong tình huống này, nếu chủ nhà không có khả năng trả tiền, thì người thuê nhà sẽ là người chịu thiệt hại.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, vẫn tốt hơn vì người thuê nhà chỉ mất khoảng 10 đến 20% tiền đặt cọc.

Còn trong trường hợp chủ nhà với ý định lừa đảo ngay từ đầu và cho thuê nhà với một khoản vay ngân hàng lớn, thì người thuê có thể sẽ mất tất cả số tiền đã đặt cọc.

Tuy nhiên, trong những trường hợp lừa đảo gần đây là một chủ nhà sở hữu hàng chục hoặc hàng trăm căn nhà khiến số lượng nạn nhân đang ngày càng gia tăng.

 

Để người nước ngoài không trở thành nạn nhân

Chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ các khoản vay bổ sung cho các nạn nhân bị mất tiền đặt cọc khi thuê nhà, đồng thời cũng quan tâm đến việc tạo điều kiện để các nạn nhân có thể sinh sống tại các căn nhà ở cho thuê. Và trong trường hợp đang tiến hành đấu giá thì chính phủ cũng sẽ đưa ra kế hoạch trì hoãn.

Tuy nhiên, vẫn có trường hợp các nạn nhân bị từ chối cho vay, hoặc cũng có nhiều trường hợp nhà cho thuê không phù hợp với môi trường mà các nạn nhân đã từng sinh sống.

Hiện nay, cơ quan ban hành luật - Quốc hội Hàn Quốc cũng đang trong quá trình tìm ra các biện pháp nhằm hỗ trợ nạn nhân của các vụ lừa đảo tiền cọc Jeonse. Bằng mọi giá, người nước ngoài nên hết sức cẩn thận để không trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo tiền cọc Jeonse.

 

Papaya Story

0

Bình luận

0
영국말고미국
2021. 1. 17 13:00
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod
영국말고미국
2021. 1. 17 13:00
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod
영국말고미국
2021. 1. 17 13:00
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod

Cần đăng nhập để viết bình luận