Đời sống

“Bây giờ tôi phải làm thế nào để có thể nuôi con khi không có chồng, không có nhà?”

2023.06.11 23:44
Lượt xem 582
Reporter Hasung Song
0

Tóm tắt nội dung

Chồng thay đổi thái độ sau khi tôi mang thai đứa con bị khuyết tật ... Lời giãi bày trong tuyệt vọng của người phụ nữ kết hôn nhập cư

Nội dung bài viết

A là một phụ nữ kết hôn nhập cư (27 tuổi) đến từ Việt Nam đang mang thai ở tháng thứ 9, với đôi mắt đỏ hoe. Chúng tôi cũng đã đưa ra lời khuyên nên nghĩ đến đứa bé trong bụng mà nén lại nỗi buồn cũng như những sự tức giận. Nhưng dường như không dễ dàng để một mình A có thể đối mặt với nỗi tuyệt vọng ập đến ngay khi vừa đặt chân đến Hàn Quốc. Vào ngày 5/6 vừa qua, chúng tôi đã có dịp gặp A tại một cơ quan hỗ trợ người nhập cư thuộc TP Pyeongtaek. <Ảnh bên trái là phụ nữ kết hôn nhập cư A, bên phải là thông dịch viên.Papaya Story>

 

Niềm tin về một người chồng tốt

A gặp chồng người Hàn Quốc thông qua một văn phòng môi giới kết hôn vào tháng 5 năm ngoái. Vì tin tưởng chồng là người tốt nên cô đã đăng ký kết hôn vào tháng 7 và để mang thai.

A đến Hàn Quốc lần đầu tiên vào ngày 8/3 vừa qua, sau nhiều lần chuẩn bị. Lòng cô tràn ngập những giấc mơ về Hàn Quốc và cuộc sống hôn nhân.

Trong khi chuẩn bị cho cuộc sống ở Hàn Quốc, A và chồng đã đến bệnh viện phụ sản và làm nhiều xét nghiệm khác nhau. Đó cũng là khởi đầu của những bất hạnh mà A phải đối mặt.

Bệnh viện phụ sản đã chẩn đoán em bé trong bụng của A bị hội chứng Down. Chồng A và cô đã đi đến 3 bệnh viện khác và làm kiểm tra, nhưng kết quả đều giống nhau. Trong hoàn cảnh đó, thời gian trôi qua và đã đến tháng 4.

 

Phải làm sao với đứa trẻ bị mắc hội chứng Down?

Giữa những hy vọng và kỳ vọng vào tương lai, kết quả chẩn đoán khuyết tật của con khiến A hoang mang. Bây giờ phải nên làm gì?

Chồng cô bảo ở Hàn Quốc không cho phép phá thai nên khuyên nhủ bảo cô nên về Việt Nam phá thai. Thái độ của chồng cô, vốn rất tử tế với cô, cũng đã thay đổi từ bao giờ và những lời chửi mắng cùng hành vi bạo hành liên tục diễn ra.

Vì lo lắng cho đứa con thơ tật nguyền, A cũng đồng ý phá thai và đáp chuyến bay về Việt Nam vào ngày 27/4 vừa qua. Lúc này cô cũng đã mang thai được 31 tuần.

Khi về đến Việt Nam, A đã cùng mẹ đến bệnh viện và làm xét nghiệm. Một bệnh viện tại Việt Nam đã chẩn đoán em bé trong bụng bị dị tật không có xương mũi chứ không phải bị mắc hội chứng Down. Dù sao cô cũng xin phá thai nhưng nhận được câu trả lời là không thể thực hiện được khi thai đã 31 tuần.

 

“Tôi không thể tin đứa bé này là con của tôi”

Khi A vừa về đến Việt Nam và cùng mẹ đến bệnh viện làm xét nghiệm và biết được việc không thể phá thai, cô đã gọi cho chồng khi trên đường về nhà mẹ đẻ.

Nhưng khi nghe tin ở Việt Nam không cho phép phá thai, chồng cô đã hét lên và bảo cô phải quay về Hàn Quốc ngay lập tức.

Đối với một phụ nữ mang thai 31 tuần tuổi đã đến bệnh viện ngay sau khi đáp chuyến bay kéo dài 5 tiếng để làm xét nghiệm, thì việc quay lại Hàn Quốc mà không cần nghỉ ngơi là điều không thể. Nhưng chồng cô vẫn một mực khăng khăng.

Khi A nói rằng cô không thể về ngay được, chồng cô đã nói “Vậy thì đừng về nữa. Tôi không muốn chung sống với loại đàn bà như cô. Tôi không thể tin đứa bé này là con của tôi.”

 

Biến thành người chồng tệ bạc

Đó là cuộc nói chuyện cuối cùng giữa A và chồng. Ngày 5/5, A đã quay lại Hàn Quốc nhưng mật khẩu ngôi nhà nơi cô ở cùng chồng đã bị thay đổi. Bên ngoài trời đang mưa, nhưng chồng cô nhất định không cho cô biết mật khẩu.

Kể từ đó, người chồng đối xử rất tệ bạc với A. Chồng cô đã liên tục nhắn tin đe dọa, và sau khi cô được vào nhà tạm lánh nhờ người quen, chồng cô đã giả vờ không biết và trình báo mất tích với cảnh sát.

Cô cũng nghe nói việc trình báo vợ, chồng mất tích là bước đầu của thủ tục ly hôn đơn phương.

Bây giờ tôi phải làm thế nào để có thể nuôi con

A đã bày tỏ cảm xúc buồn bã, đau đớn trước mặt chúng tôi. Và những cảm xúc này đã nhanh chóng biến thành sự tức giận.

“Tôi rất thất vọng. Tôi chỉ tin tưởng chồng mình và đến Hàn Quốc, nhưng bây giờ tôi ghét chồng vô cùng. Tôi rất buồn khi chồng tỏ thái độ thiếu tôn trọng và xem thường tôi”.

Sự tức giận và tuyệt vọng của người mẹ khi mang thai 35 tuần là điều không tốt cho thai nhi. Vì vậy mà chúng tôi đã phải khuyên cô ấy nên kiểm soát cảm xúc trong suốt cuộc phỏng vấn.

Trong tương lai, với sự giúp đỡ của cơ quan hỗ trợ nhập cư, A dự định sẽ đệ đơn ly hôn với chồng để nhận tiền bồi thường và tiền cấp dưỡng nuôi con.

“Lúc đầu, tôi mơ về một gia đình hạnh phúc, nhưng bây giờ tôi không thấy hạnh phúc chút nào. Giờ tôi sẽ phải sinh con và nuôi con như thế nào khi không có chồng, không có nhà? Tôi đã không nhận được bất kỳ sự tôn trọng nào và giờ chỉ còn biết tuyệt vọng”.

Và cuối cùng thì những giọt nước mắt cũng đã tuôn ra từ đôi mắt của A. Có nhiều phụ nữ nhập cư có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc ở Hàn Quốc, nhưng cũng có nhiều trường hợp không được như thế vẫn đang tiếp diễn.

 

Phóng viên Song Ha-seong

0

Bình luận

0
영국말고미국
2021. 1. 17 13:00
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod
영국말고미국
2021. 1. 17 13:00
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod
영국말고미국
2021. 1. 17 13:00
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod

Cần đăng nhập để viết bình luận

1
Có thể dễ dàng tìm thấy hơn 10,000 dịch vụ hỗ trợ học sinh trên toàn quốc!
2
Kế hoạch hỗ trợ nạn nhân bị lừa tiền cọc Jeonse không bao gồm người nước ngoài, cần phải được cải thiện!
3
Những gia đình đa văn hóa có thu nhập thấp, hãy đăng ký trợ cấp khuyến khích lao động nhé!
4
“Con em gia đình đa văn hóa có thu nhập thấp từ 7~18 tuổi, hãy đăng ký nhận hỗ trợ phí hoạt động giáo dục nhé”
5
Phát hành thẻ ‘K-Pass’, giảm giá từ 20% trở lên khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng
6
Nếu các bạn đang phải chịu đựng nỗi đau bạo hành, hãy gọi điện và nhận trợ giúp!
+Xem thêm
1
Những gia đình đa văn hóa có thu nhập thấp, hãy đăng ký trợ cấp khuyến khích lao động nhé!
05.10
2
Kế hoạch hỗ trợ nạn nhân bị lừa tiền cọc Jeonse không bao gồm người nước ngoài, cần phải được cải thiện!
05.08
3
Có thể dễ dàng tìm thấy hơn 10,000 dịch vụ hỗ trợ học sinh trên toàn quốc!
05.06
4
Nếu các bạn đang phải chịu đựng nỗi đau bạo hành, hãy gọi điện và nhận trợ giúp!
05.01
5
“Con em gia đình đa văn hóa có thu nhập thấp từ 7~18 tuổi, hãy đăng ký nhận hỗ trợ phí hoạt động giáo dục nhé”
04.24
6
Phát hành thẻ ‘K-Pass’, giảm giá từ 20% trở lên khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng
04.22
+Xem thêm