Cháyy lớn tại tòa nhà phức hợp ở khu vực 분당...
Vào lúc 16h37 ngày 3/12, một đám cháyy lớn đã bùng phát tại tòa nhà phức hợp 13 tầng (gồm 5 tầng hầm và 8 tầng nổi) 경기 성남시 분당구 야탑동.
Theo Cơ quan cứu hỏa cho biết đám cháyy bắt nguồn từ khu vực bếp của một nhà hàng ở tầng 1 của tòa nhà.
Trong tòa nhà có các em nhỏ đang học bơi ở tầng hầm B1, khi mùi khét tràn ngập bể bơi các em đã vô cùng h oảng l oạn nhưng may mắn được hướng dẫn thoát hiểm an toàn.
Có người trên tầng 6 viết vội vào tờ giấy A4 ném xuống "cứu tôi với"... nhiều người hoảng loạn đã chạy lên nốc tòa nhà chờ cứu.
Có khoảng 240 người được cứu và khoảng 70 người đã tự mình sơ tán.
Tính đến 6h30 chiều, khoảng 130người đã hít phải khói từ đám cháyy, khoảng 20người đã được chuyển đến bệnh viện và cho đến hiện tại không có trường hợp tvong hay bị thươngg nặng nào.
Sự việc suýt dẫn đến một vụ tainan th tâm nhưng phản ứng nhanh chóng của lực lượng cứu hỏa đã ngăn chặn điều tồitệ nhất xảy ra.
Tranh cãi về việc: Liệu có nên để bức tường phía cuối đường băng?
Xung quanh nguyên nhân vụ tai nạn máy bay của hãng Jeju Air tại Sân bay Quốc tế Muan, một cuộc phỏng vấn với chuyên gia hàng không nổi tiếng quốc tế đã thu hút sự chú ý lớn.
Ngày 30/12 (theo giờ Hàn Quốc), ông David Learmount, một chuyên gia hàng không kiêm nhà báo người Anh từng phục vụ trong Không quân Hoàng gia Anh, đã trả lời phỏng vấn Sky News về vụ tai nạn chuyến bay 7C2216 của Jeju Air. Ông mở đầu nhận định: “Thật sự khá sốc.”
✈️ Cấu trúc kiên cố tại cuối đường băng gây thảm họa
Ông Learmount cho biết: “Ngay cả khi có vấn đề khiến phi công không thể hạ cánh đúng cách, ví dụ như không thể hạ cánh bằng cánh tà hoặc bánh đáp, điều đó không phải nguyên nhân trực tiếp khiến hành khách thiệt mạng. Nguyên nhân chính là máy bay đã va phải một cấu trúc kiên cố nằm ngay bên ngoài cuối đường băng. Đáng lý ra, ở vị trí đó không được phép tồn tại một cấu trúc như vậy.”
Theo ông, cấu trúc này là một thiết bị dẫn đường hạ cánh (ILS), vốn được sử dụng để hỗ trợ hạ cánh trong điều kiện thời tiết xấu. Thông thường, thiết bị này được thiết kế để dễ dàng gãy hoặc sụp đổ khi có va chạm, nhằm giảm thiểu thiệt hại cho máy bay. Tuy nhiên, trong vụ việc này, cấu trúc quá kiên cố đã khiến máy bay bị nghiền nát và phát nổ.
Ông nhấn mạnh: “Ở các quốc gia khác, thiết bị này không bao giờ được đặt trong cấu trúc bê tông. Tôi cho rằng chiếc máy bay đã gặp sự cố với hệ thống thủy lực, có thể do va chạm với chim, khiến cánh tà không thể mở. Điều này buộc máy bay phải hạ cánh ở tốc độ cao hơn và vượt quá đường băng. Đây là vấn đề xảy ra không ít lần trên thế giới, nhưng khu vực cuối đường băng đáng lẽ phải được thiết kế để giảm thiểu nguy hiểm, thay vì có một bức tường cứng gây ra hậu quả nghiêm trọng.”
✈️ Nếu không có cấu trúc bê tông, hành khách có thể sống sót
Learmount đánh giá cao kỹ thuật hạ cánh bằng thân máy bay của phi công và khẳng định: “Vấn đề không nằm ở đường băng. Sự cố xuất phát từ vấn đề của máy bay, có thể là hỏng hệ thống thủy lực, khiến bánh đáp không thể mở. Máy bay vượt khỏi đường băng, và bức tường ở cuối đã làm tăng mức độ thảm khốc. Nếu không có bức tường bê tông đó, tôi tin rằng tất cả hành khách đều có thể sống sót.”
Ông cũng đặt câu hỏi: “Tại sao lại có một cấu trúc như vậy ở vị trí chỉ cách cuối đường băng chưa đầy 200m? Nếu cần lắp đặt thiết bị dẫn đường, nó phải được thiết kế sao cho không gây nguy hiểm khi máy bay vượt quá đường băng.”
✈️ Vấn đề chiều dài đường băng
Trước ý kiến cho rằng chiều dài đường băng là một yếu tố, Learmount phản bác: “Chiều dài đường băng tại sân bay Muan là đủ tiêu chuẩn. Vấn đề không phải ở đường băng hay nhà sản xuất máy bay, mà là một sự cố bất ngờ trên máy bay dẫn đến tình huống nguy hiểm. Tuy nhiên, việc có một cấu trúc kiên cố ở cuối đường băng đã làm tình hình trở nên tồi tệ hơn.”
✈️ Tóm lược vụ tai nạn
Vào khoảng 9 giờ 3 phút sáng ngày 29/12, chuyến bay 7C2216 của Jeju Air khởi hành từ Bangkok (Thái Lan) đến Muan đã cố gắng hạ cánh trong tình trạng bánh đáp không mở. Máy bay va chạm với cơ sở hạ tầng của sân bay và phát nổ. Tai nạn khiến toàn bộ 175 hành khách, 2 phi công và 2 tiếp viên thiệt mạng. Chỉ có 2 tiếp viên ở phần đuôi máy bay sống sót.