Post content
기사 한줄 요약
이주민 글쓰기 모임을 통해 이주민 작가들이 한국어 글쓰기 능력을 향상하며 작품을 쓸 수 있어서 행복감을 느끼게 된 것은 가장 뜻깊은 보람이다.
지난 11월 2일(토) 15시에 갤러리 봄에서 여주이주민지원센터(최용기 대표)가 주최한 바다 너머 목소리 북콘서트를 열렸다.
바다 너머 목소리 책은 여주이주민지원센터의 이주민 글쓰기 모임을 비롯해 외국인 이주민 총 9작가가 쓴 46작품을 실은 책이다.
바다 너머 목소리 북콘서트의 프로그램은 1부에서 인사말 그리고 축사, 작가들이 축하 케이크를 자르기, 참여 작가 선물을 증정하고 사회자는 김화 선생님이 맡았다. 2부에서 사회자는 노희경 선생님이 맡고 참여 작가들의 작품을 낭독한 후에 질의응답, 축하 공연, 다 같이 합창, 폐회, 다과 순으로 진행했다.
바다 너머 목소리 책은 이주민 작가들이 쓴 시와 산문 작품들을 실으며 작가들의 말도 감동한 메시지를 전달하고 있다. 이 중에 대표로 김화 작가의 말은 “글은 변함없는 내 친구입니다. 때로는 쓰담쓰담 해주고. 희로애락을 함께 나누는 그런 영원한 친구입니다.” 노희경 작가의 말은 “오랜만에 책상 앞에 앉았다. 이제는 정리할 시간이다. 두렵지만 마음을 비우고 자유를 찾아본다.” 이유미 작가는 “일기처럼 내 생각을 정리하고 나의 순간을 기록하고 싶습니다. 먼 훗날에 다시 읽게 된다면, 울기도 하고 웃기도 하게 현재를 기록합니다.”라고 했다.
책의 수십 작품은 다양한 내용으로 구성되며 한국의 처음 입국한 날 그리고 크리스마스, 농민의 부끄러움, 기억해야 할 날, 행복감 등 이국땅에서 정착하는 삶의 풍부한 메시지를 담고 있다.
바다 너머 목소리 책이 쓰기부터 북콘서트를 열 때까지 대표로 몇 작가의 소감을 들어본다.
김화 작가는 “일상이 바쁜 사람들에게 내 얘기까지 들어주길 바라는 건 어쩌면 욕심이라고 생각해요. 나의 수많은 감정과 기분을 표현하고 마음까지 표현할 수 있게 만들어주는 것은 글쓰기라고 생각해요.”라고 했다.
노희경 작가는 “한국에 거주한 지 20년 됐지만 아직도 감정 표현이나 생각을 전달하기가 어렵다. 이번 유명은 작가님의 수업에서 배우던 글쓰기 방법을 써봤더니 한 문장, 두 문장 어느새 글이 완성돼서 신기하기도 하고 선생님께 감사한 마음이 커졌어요. 글을 써보니까 생각이 정리되며 마음이 가벼워졌어요. 나의 이야기를 듣고 같이 배우는 친구들이 공감을 해줘서 나의 상처를 아물게 해줬어요. 대한민국에 살고 있는 모든 외국인들에게 우리의 글을 통해서 작은 힘과 희망을 나눠주고 싶어요.”
양영 작가는 “모국어로 시를 쓴 적이 없어요. 모국의 사고방식은 한국과 다르더라고요. 그 감정도 안 나오네요. 나는 지금까지 살던 삶 중에서 제일 중요한 순간들은 거의 한국에서 생긴 것이라서 한국어로 그 감정들을 잡고 저장했나 봐요. 작품이라고 말하니까 뿌듯하고 나도 모른 나의 감정, 정서를 표현하는 통로일 것 같아요.”
이유미 작가는 “글쓰기 모임에 참여한 지 2년이 되었어요. 처음에는 한국어를 더 배울 수 있다는 생각으로 시작했는데 배우면 배울수록 글을 쓰게 돼서 재미를 느꼈어요. 바쁜 생활 속에서 나의 복잡한 생각들을 잠깐이나 정리하고 다듬을 수 있어서 정말 좋았어요. 나만의 일기라고 가볍게 여긴 글들을 책 안에서 예쁘게 담아주시고 저를 작가라고 불러주셔서 부끄럽기도 하고 뿌듯하기도 합니다. 한국에서 삶이 의미있는 날을 더 추가해주셔서 정말 감사합니다.”라고 했다.
그리고 이소희 작가는 짧은 소감이지만 깊은 의미로 “이번 수업 덕분에 글쓰기 실력이 늘었다.”라고 했다.
이번 이주민 글쓰기 모임을 통해 이주민 작가들이 한국어 글쓰기 능력을 향상하면서 작품을 쓸 수 있어서 행복감을 느끼는 것이 가장 뜻깊은 일이다. 이국땅에서 정착하는 삶은 힘겨운 날과 어려운 일들을 겪어내며 글쓰기 덕분에 본인을 위로하게 되고 훗날에 남긴 책에서 옛 추억을 되찾을 수 있어서 행복하다는 것을 알 수 있다.
Thành quả từ nhóm học viết văn của những người di cư, ra mắt sách “Tiếng nói vượt biển”
Thông qua nhóm học viết văn của những người di cư những tác giả người di cư vừa được nâng cao kỹ năng viết tiếng Hàn vừa có thể viết được tác phẩm (thơ, tản văn) bằng tiếng Hàn nên họ cảm thấy hạnh phúc và đây cũng là thành quả mang ý nghĩa sâu sắc nhất.
Chiều 15g ngày 2/11 (thứ Bảy) vừa qua tại Gallery Spring, Trung tâm Hỗ trợ Người di cư Yeoju (giám đốc Choi Yong-gi) đã tổ chức buổi ra mắt sách “Tiếng nói vượt biển”.
Sách “Tiếng nói vượt biển” là cuốn sách in 46 tác phẩm do 9 tác giả của nhóm học viết văn của những người di cư của Trung tâm Hỗ trợ Người di cư Yeoju đã viết.
Chương trình của buổi ra mắt sách “Tiếng nói vượt biển” ở phần một gồm; lời chào, lời chúc mừng buổi ra mắt sách và các tác giả cắt bánh chúc mừng, tặng quà cho các tác giả tham gia và ở phần này người dẫn chương trình là cô Kim-hwa. Phần hai người dẫn chương trình là cô Noh Hee-kyung và thứ tự chương trình gồm; các tác giả ngâm thơ, đọc các tác phẩm của mình, sau đó là phần hỏi đáp, tiết mục biểu diễn chúc mừng, đồng ca, bế mạc và ăn nhẹ.
Sách “Tiếng nói vượt biển” in thơ và tản văn do các tác giả người di cư viết và những lời cảm nhận của các tác giả in trong sách cũng truyền tải những thông điệp cảm động. Trong những lời cảm nhận đó tiêu biểu là tác giả Kim-hwa gửi gắm rằng: “Viết là người bạn vĩnh cửu của tôi. Đôi khi nhẹ nhàng an ủi tôi. Là người bạn vĩnh cửu cùng chia sẻ hỉ nộ ai lạc.” Còn tác giả Noh Hee-kyung thì nói rằng: “Lâu lắm rồi tôi mới ngồi xuống bàn. Lúc này là thời gian để sắp xếp lại mọi thứ. Tôi sợ hãi nhưng tôi phải rũ bỏ tất cả để tìm tự do.” Tác giả Lee Yu-mi thì gửi gắm thêm: “Giống như là nhật ký, tôi muốn sắp xếp lại những suy nghĩ và tôi muốn ghi lại những khoảnh khắc của mình. Nếu mai này khi tôi đọc lại, có khi tôi sẽ khóc và có khi tôi sẽ cười, tôi muốn viết để lưu lại những khoảng khắc của hiện tại.”
Các tác phẩm trong sách mang nội dung rất đa dạng như; ngày đầu đến Hàn Quốc, lễ Giáng sinh, sự xấu hổ của người nông dân, những ngày đáng nhớ, niềm hạnh phúc là những thông điệp sâu sắc, phong phú về sắc thái của cuộc sống nơi đất khách quê người.
Và bây giờ cùng lắng nghe phát biểu cảm tưởng từ khi viết cho đến khi ra mắt sách “Tiếng nói vượt biển” của các tác giả.
Tác giả Kim-hwa: “Tôi nghĩ, nếu tôi mong muốn mọi người lắng nghe câu chuyện của mình thì có lẽ là rất tham lam vì khi mà tất cả mọi người đều bận rộn với cuộc sống thường nhật. Với tôi, viết là việc cho tôi được thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình”.
Tác giả Noh Hee-kyung: “Sống ở Hàn Quốc 20 năm rồi nhưng với tôi việc thể hiện cảm xúc hay truyền đạt suy nghĩ của mình còn gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng thông qua lớp học viết văn của cô Yu Myeong-eun tôi đã học được cách viết rồi áp dụng thử và tôi viết được một câu, rồi hai câu và đến lúc nào đó tôi không hề hay biết thì tôi đã hoàn thành được bài văn của mình nên tôi rất vui, và lòng biết ơn trong tôi dành cho cô Yu Myeong-eun cứ lớn dần lên. Khi viết văn thì tôi có thể sắp xếp lại suy nghĩ và cảm thấy nhẹ lòng hơn. Những người bạn cùng học lớp viết văn này đã lắng nghe câu chuyện của tôi và đã đồng cảm với tôi nên đã giúp tôi chữa lành được vết thương. Vậy nên, thông qua các bài văn này chúng tôi muốn chia sẻ chút sức mạnh và niềm hy vọng đến tất cả những người nước ngoài đang sinh sống tại Hàn Quốc.
Tác giả Yang-young: “Tôi chưa bao giờ làm thơ bằng tiếng mẹ đẻ cả. Và cách tư duy ở đất nước tôi khác với Hàn Quốc. Vậy nên cảm hứng để viết cũng không hề xuất hiện. Và tôi sống cho đến hiện nay thì hầu hết những khoảnh khắc quan trọng nhất của cuộc đời tôi đều xảy ra ở Hàn Quốc, do vậy tôi nghĩ là tôi đã nắm và lưu lại được những cảm xúc đó bằng tiếng Hàn. Tôi cảm thấy rất tự hào khi bài văn của tôi được gọi là tác phẩm nên tôi cũng rất vui và hình như đó là cách để thể hiện cảm xúc và tình cảm của mình khi mà tôi thậm chí không hề biết.
Tác giả Lee Yu-mi: “Tôi tham gia nhóm học viết văn này hai năm rồi. Ban đầu tôi nghĩ tham gia để học thêm tiếng Hàn nên đã bắt đầu học nhưng khi học càng nhiều, tôi có thể viết văn được nên tôi cảm thấy vui. Với cuộc sống bận rộn thường ngày mà trong chốc lát tôi có thể sắp xếp được những suy nghĩ phức tạp của mình rồi có thể trau chuốt lại nên tôi thật sự rất vui. Những bài viết mà tôi xem như nhật ký của mình mà được in rất đẹp ở trong sách và còn gọi tôi là tác giả nữa làm cho tôi cảm thấy vừa vui vừa xấu hổ. Tôi rất cảm ơn vì đã cho tôi được cộng thêm nhiều ngày ý nghĩa hơn nữa vào cuộc sống của mình tại Hàn Quốc.
Và tác giả Lee So-hee nói lời cảm tưởng tuy ngắn nhưng sâu sắc: “Nhờ lớp học này kỹ năng viết văn của tôi đã được tăng lên rất nhiều”.
Thông qua nhóm học viết văn của những người di cư lần này các tác giả vừa được nâng cao kỹ năng viết tiếng Hàn vừa có thể viết được tác phẩm (thơ, tản văn) bằng tiếng Hàn nên họ cảm thấy hạnh phúc và đây cũng là việc làm có ý nghĩa sâu sắc nhất. Cuộc sống nơi đất khách quê người thì việc trải qua những ngày vất vả và gặp những việc khó khăn là rất nhiều nhưng việc viết văn đã an ủi bản thân họ được phần nào cũng như sau này thông qua quyển sách được lưu lại, khi mở những trang sách ra thì có thể tìm lại được ký ức của ngày cũ nên có thể biết được rằng; họ rất hạnh phúc!
Comment
0