생활정보

Cuộc sống Hàn Quốc xa lạ và khó khăn ... nhưng tôi phải học hỏi và thử thách bản thân

2022.11.18 09:02
조회수 670
Reporter Hasung Song
1

기사한줄요약

Trung tâm gia đình thành phố Gunpo, ‘Home coming Day’, bài phát biểu ③ của Lee Yu-ri trong tự truyện về chủ đề thích nghi cuộc sống Hàn Quốc của phụ nữ nhập cư

게시물 내용

Bài viết dưới đây là bài phát biểu của Lee Yu-ri đến từ Bắc Triều Tiên trong tự truyện về chủ đề thích nghi cuộc sống Hàn Quốc của phụ nữ nhập cư tại chương trình ‘Gia đình thành phố Gunpo Home coming Day’ được tổ chức vào ngày 5 tháng 11 vừa qua. Chúng tôi xin được phép giới thiệu đến các bạn về bà mẹ đơn thân, Lee Yu-ri đang đối mặt với một cuộc sống khốc liệt trong quá trình cố gắng thích nghi với cuộc sống ở Hàn Quốc, nhưng cô vẫn luôn nuôi một niềm hy vọng.

 

Xin chào. Tôi là Lee Yu-ri. Hiện tôi đang học học kỳ cuối của năm thứ 4 đại học. Quê hương của tôi là Bắc Triều Tiên, nơi mà tôi dù có muốn đến thì cũng chỉ có thể đến trong giấc mơ của mình. Sau 26 năm sống ở Bắc Triều Tiên, tôi đã đến sống tại Trung Quốc 4 năm và đã sinh đứa con trai hiện tại.

Tôi không có giấy tờ tùy thân (Cư trú bất hợp pháp) nên tôi đã phải nín thở sống qua ngày, nhưng có một lần tôi đã bị Công an (Cảnh sát) vây bắt. Và may mắn thay tôi đã trốn được trên một ngọn núi có nhiều bụi rậm nên tôi đã có thể trốn thoát.

Lúc xuống núi, da thịt tôi trầy xước và máu đỏ tươi chảy ròng ròng. Nếu cảnh sát đến bắt tôi một lần nữa, thì tôi sẽ không thể ôm con chạy lên núi tiếp được, nên tôi đã quyết định sang Hàn Quốc cùng đứa con trai khi đó mới được 5 tháng tuổi.

 

Phải học, phải học

Vào năm 2017, khi tôi và con trai mới biết đi của mình vừa đặt chân đến Hàn Quốc và đi tàu điện ngầm, chỉ một điều như vậy thôi cũng đã có thể giúp tôi lần đầu tiên có thêm tự tin rằng tôi có thể làm được. Sau đó, với sự giúp đỡ của một người chị gần đó, tôi đã nhận được một công việc tại một Trung tâm phân phối ở Hàn Quốc.

Đó là công việc đóng thùng, nhưng vì tôi ăn nói không trôi chảy và là nhân viên bán thời gian mới được nhận nên tôi đã phải khuân những chiếc thùng nặng nhất, khoảng 50kg. Tôi chỉ có thể làm việc hết sức mình với một tấm lòng biết ơn.

Vào những ngày hè oi bức, tôi làm việc ở nơi không có điều hòa, quần áo của tôi bị ướt sũng, nên khi bước vào văn phòng, mát mẻ đến nỗi tôi không muốn ra ngoài. Lúc đó, tôi thấy một người phụ nữ ngồi làm việc thoải mái trên ghế nên tôi hỏi Tổ trưởng "Làm thế nào để tôi có thể làm được một công việc như vậy?".

Tổ trưởng đã bảo tôi rằng tôi phải có bằng kế toán. Lúc đó, tôi đã thức tỉnh. Có học thì được làm việc ở chỗ mát, không học thì sống chết cũng chỉ làm những việc bị sai bảo.

Dựa trên kinh nghiệm làm việc bán thời gian của mình, tôi biết rằng việc học là rất cần thiết. Không do dự, tôi đã đăng ký vào một Trung tâm đào tạo trợ lý điều dưỡng tư nhân và tự chi trả học phí. Tôi đã đi học vào buổi sáng, làm việc bán thời gian vào buổi chiều và thực tập vào cuối tuần. Và sau 9 tháng, tôi đã có được bằng trợ lý điều dưỡng và nhân viên chăm sóc điều dưỡng.

 

Phân biệt đối xử với người đào tẩu Bắc Triều Tiên

Sau đó, tôi đã vào đại học. Khi tôi vào năm nhất thì con trai tôi đã được 4 tuổi. Là một người mẹ, khi bế con còn chưa mở nổi mắt gõ cửa nhà trẻ đầu tiên vào buổi sáng và đón về muộn nhất, tôi cảm thấy rất có lỗi với con và không muốn con tôi nhìn thấy sự kiệt sức của mình.

Tôi thường làm như thể là mẹ vẫn ổn và mạnh mẽ. Sau giờ học ở trường, tôi tham gia công việc tình nguyện, làm việc bán thời gian, làm bài tập nhóm và nhiều chương trình khác do trường tổ chức. Và vì mỗi ngày tôi chỉ ngủ được vài tiếng nên thể lực tôi đã bị suy giảm.

Lý do mà tôi phải vất vả chạy đua như vậy là vì sự phân biệt đối xử và định kiến. Khi tôi đang thực tập trợ lý điều dưỡng, chỉ cần đặt nhầm vị trí một dụng cụ thực hành thôi thì các nha sĩ đã bàn tán sau lưng tôi "Người đó đã đào tẩu khỏi Bắc Triều Tiên. Nên hình như không biết làm gì thì phải". Khi sống ở Hàn Quốc, tôi đã trải nghiệm được sự phân biệt đối xử đau đớn như thế nào và khi bị xem là một người vô hình là như thế nào.

Có một khoảng thời gian tôi rất khổ tâm chỉ vì tôi đến từ Bắc Triều Tiên, nên nhà vệ sinh là nơi mà tôi thấy thoải mái nhất. Tôi đã được nhận tư vấn, và tôi nhận ra rằng tôi không phải là người duy nhất bị phân biệt đối xử như vậy. Người Hàn Quốc cũng bị tương tự như tôi khi họ mới đi làm.

 

Cuộc sống khốc liệt ... Tôi sẽ đi về đâu

Vì tôi đến từ Bắc Triều Tiên nên trong thời gian học đại học, tôi đã rất thành thật nói rằng tôi không biết khi tôi không biết, nên đã có nhiều giáo sư và bạn bè sẵn sàng giúp đỡ cho tôi hơn. Tôi đã không ngừng học hỏi và tận dụng kỳ nghỉ để lấy bằng máy tính và kế toán cần thiết cho nhân viên phúc lợi xã hội.

Vì cuộc sống cứ tiếp diễn như thế này nên tôi đã không còn tự do. Tôi đã đến đất nước Đại Hàn Dân Quốc tự do, nhưng không có ngày nào tôi thấy thoải mái, cứ như quay bánh xe vậy. Đến năm thứ ba, tôi bắt đầu nghĩ, "Tại sao tôi phải sống như thế này ... Tôi chạy đua như thế này rồi sẽ đi về đâu?".

Lý do tôi quyết định theo học nhân viên phúc lợi xã hội là vì tôi bị thu hút bởi sự ấm áp của các thầy cô nhân viên phúc lợi xã hội khi tôi mới đến Hàn Quốc. Tôi thậm chí chưa từng nghe đến thuật ngữ nhân viên phúc lợi ở Bắc Triều Tiên, nhưng tôi thực sự bị xúc động trước những lời giải thích về mọi thứ một cách dễ hiểu của các thầy cô.

 

Dù có lo lắng nhưng đó là sức mạnh với tôi

Những người đào tẩu Bắc Triều Tiên tràn đầy ý chí và đam mê để làm bất cứ điều gì khi họ được giao phó. Có rất nhiều người có nhiều tiềm năng hơn bạn nghĩ. Tôi cũng đã rất nỗ lực để có được ngày hôm nay, nhưng tôi cũng có chút lo lắng vì tôi sẽ phải tìm một công việc sau khi tốt nghiệp vào năm tới.

Tôi phải kiếm đủ tiền để nuôi con trai và ổn định cuộc sống. Tôi nghĩ, việc nhận hỗ trợ tạm thời rất hữu ích trong hoàn cảnh thực sự khó khăn, nhưng một công việc ổn định vẫn là trên hết.

Tôi muốn trở thành một tư vấn viên mà những người đào tẩu Bắc Triều Tiên có thể trò chuyện một cách thoải mái. Để làm được điều đó, tôi nghĩ mình cần khiêm tốn hơn và phải có kỹ năng chuyên nghiệp. Hơn nữa, tôi muốn truyền bá tư vấn đến những người dân Bắc Triều Tiên, những người thậm chí còn chưa từng nghe đến từ phúc lợi sau khi thống nhất, và chữa lành tổn thương cho từng người từng người trong số họ.

Và tôi muốn nói điều này với tất cả những người tôi gặp. "Chúng ta có thể làm bất cứ điều gì khi chúng ta có ý chí và khát vọng làm điều đó. Dù cho có bị phân biệt đối xử, thì chúng ta cũng có sức mạnh để vượt qua sự phân biệt đối xử đó". Xin cảm ơn!

1

댓글

1
영국말고미국
2021. 1. 17 13:00
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod
영국말고미국
2021. 1. 17 13:00
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod
영국말고미국
2021. 1. 17 13:00
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod

댓글을 작성하기 위해서는 로그인이 필요합니다